Thuật ngữ Phủ_nhận_biến_đổi_khí_hậu

Amardeo Sarma thuyết giảng về chủ nghĩa phủ nhận biến đổi khí hậu và năng lượng thế giới trong tương lai và những vấn đề về môi trường tại Hội nghị Những người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu năm 2015

"Chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu" và "phủ nhận biến đổi khí hậu" ám chỉ sự phủ nhận, gạt bỏ hoặc nghi ngờ vô căn cứ những sự đồng thuận khoa học về tốc độ và mức độ ấm lên toàn cầu, tầm quan trọng của nó, và mối liên hệ của nó với hành vi của loài người, toàn bộ hoặc từng phần.[30][31] Mặc dù có những sự phân biệt giữa chủ nghĩa hoài nghi, thứ chỉ việc nghi ngờ sự thật của một khẳng định, với việc phủ nhận hoàn toàn sự thật của một khẳng định, trong các cuộc tranh luận công khai, những cụm từ như "chủ nghĩa hoài nghi khí hậu" đã được sử dụng thường xuyên với cùng một ý nghĩa với chủ nghĩa phủ nhận hoặc chủ nghĩa chống lại biến đổi khí hậu.[11][32]

Thuật ngữ này xuất hiện vào những năm 1990. Mặc dù tất cả các nhà khoa học đều đồng tình rằng chủ nghĩa hoài nghi khoa học là một phần vốn có của quá trình, tới giữa tháng 11 năm 1995, từ "những người theo chủ nghĩa hoài nghi" (skeptic) đã được sử dụng chính xác cho một bộ phận nhỏ những người công bố các quan điểm trái ngược với sự đồng thuận khoa học. Bộ phận nhỏ các nhà khoa học này giới thiệu quan điểm của họ trong những bài phát biểu công khai và truyền thông, chứ không phải với cộng đồng khoa học.[33][34] Việc sử dụng này tiếp tục.[35] Trong bài viết tháng 12 năm 1995 của mình The Heat is On: The warming of the world's climate sparks a blaze of denial (tạm dịch: Hơi nóng lan tỏa: Khí hậu ấm lên tạo ra một làn sóng phủ nhận), Ross Gelbspan nói nền công nghiệp đã thuê "một ban nhạc nhỏ những người theo chủ nghĩa hoài nghi" để làm rối ý kiến của dư luận trong một "chiến dịch phủ nhận dai dẳng và được tài trợ tốt".[36] Cuốn sách The heat is on năm 1997 của ông có thể là thứ đầu tiên tập trung chính xác vào chủ đề này.[37] Trong đó, Gelbspan đã thảo luận về một "sự phủ nhận lan tỏa của quá trình ấm lên toàn cầu" trong một "chiến dịch phủ nhận và đàn áp dai dẳng" liên quan đến "những tài trợ bí mật của những 'nhà hoài nghi nhà kính' " (greenhouse skeptic) với "những nhà hoài nghi khí hậu" gây khó hiểu cho công chúng và gây ảnh hưởng đến những người ra quyết định.[38] Một bộ phim khoa học tháng 11 năm 2006 của Đài CBC trong chiến dịch này đã được mang tên "Cỗ máy phủ nhận".[39][40] Trong năm 2007 nhà báo Sharon Begley đã đưa tin về "cỗ máy phủ nhận",[41] một cụm từ mà sau đó đã được sử dụng bởi các học giả.[9][40]

Ngoài việcphủ nhận dứt khoát, các nhóm xã hội đã bày tỏ một sự phủ nhận tiềm ẩn bằng cách chấp nhận sự đồng thuận khoa học, nhưng thất bại trong việc chấp nhận và đương đầu với hệ quả của nó hoặc thất bại trong việc hành động để làm giảm vấn đề.[7] Điều này đã được minh họa trong nghiên cứu của Kari Norgaard về một ngôi làng ở Na Uy bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tại đó người dân chuyển hướng sự chú ý của mình đến các vấn đề khác.[42]

Thuật ngữ này đang gây tranh cãi: hầu hết những người tích cực phủ nhận sự đồng thuận khoa học sử dụng các thuật ngữ người hoài nghi và chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu, và chỉ một vài người đã bày tỏ sự ưa thích khi được gọi là những người phủ nhận (denier),[31][43] nhưng từ "chủ nghĩa hoài nghi" (skepticism) đã bị sử dụng không chính xác, vì chủ nghĩa hoài nghi khoa học là một phần thuộc về bản chất trong phương pháp luận khoa học.[44][45][46] Thuật ngữ người đi ngược trào lưu (contrarian) thì cụ thể hơn, nhưng lại được sử dụng ít thường xuyên hơn. Trong văn học và báo chí hàn lâm, thuật ngữ phủ nhận biến đổi khí hậu và những người phủ nhận biến đổi khí hậu có cách sử dụng được xây dựng tốt với tư cách là những thuật ngữ mô tả, không có bất cứ mục đích xấu nào. Cả Trung tâm Giáo dục Khoa học Quốc gia và nhà sử học Spencer R. Weart nhận ra rằng cả hai lựa chọn đều còn phải bàn, nhưng đã quyết định sử dụng "phủ nhận biến đổi khí hậu" thay vì "chủ nghĩa hoài nghi".[47][48]

Những thuật ngữ liên quan đến chủ nghĩa phủ nhận đã bị chỉ trích vì mang đến một giọng điệu đạo đức, và có khả năng ám chỉ một mối liên quan với Phủ nhận cuộc diệt chủng Holocaust.[44][49] Đã có tuyên bố rằng mối liên quan này là cố ý, điều này đã bị các học giả tranh cãi gay gắt.[50] Từ "phủ nhận" đã được sử dụng lâu trước vụ diệt chủng, và thường được áp dụng trong các lĩnh vực khác như chủ nghĩa phủ nhận HIV/AIDS: tuyên bố này được John Timmer thuộc Ars Technica miêu tả rằng chính nó là một hình thức của sự phủ nhận.[51]

Vào tháng 12 năm 2014, một bức thư mở từ Ủy ban Yêu cầu Hoài nghi (Committee for Skeptical Inquiry) đã kêu gọi truyền thông ngưng sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa hoài nghi" khi nhắc tới việc phủ nhận biến đổi khí hậu. Họ chỉ ra sự khác nhau giữa sự hoài nghi khoa học–thứ là "nền tảng cho các phương pháp khoa học"–với sự phủ nhận–"một sự bác bỏ đầy suy diễn các ý tưởng mà không có sự cân nhắc một cách khách quan", và các hành vi của những người liên quan tới những cố gắng chính trị hònglàm suy yếu khoa học khí hậu. Họ nói "Không phải tất cả các cá nhân tự gọi mình là người hoài nghi biến đổi khí hậu là những người phủ nhận. Nhưng hầu như tất cả những kẻ phủ nhận đã tự coi mình là người hoài nghi một cách đầy sai lầm. Vì phạm phải lỗi sử dụng sai thuật ngữ này, các nhà báo đã ban sự tín nhiệm không xứng đáng cho những kẻ bác bỏ khoa học và việc thẩm tra khoa học."[50][52] Bức thư được nhóm ủng hộ Face the Facts sử dụng như là cơ sở cho một đơn thỉnh cầu trực tuyến tới các hãng truyền thông tin tức.[50][53] Vào tháng 6 năm 2015 Media Matters for America đã bị Public Editor của tờ New York Times nói rằng tờ báo này đang có xu hướng sử dụng ngày căng tăng cụm từ "người phủ nhận" khi "ai đó thách thức khoa học có uy tín", nhưng đánh giá điều này trên cơ sở cá nhân mà không có một đường lối cố định nào, và sẽ không sử dụng thuật ngữ khi một người nào đó "kiểu như nhạt nhẽo về chủ đề này hoặc còn lưỡng lự." Giám đốc điều hành của Society of Environmental Journalists nói rằng trong khi có những hoài nghi hợp lý về các vấn đề cụ thể, cô cảm thấy rằng những người phủ nhận là "thuật ngữ chính xác nhất khi có ai đó tuyên bố không có cái gì gọi là ấm lên toàn cầu hết, hoặc đồng ý rằng nó tồn tại, nhưng phủ nhận rằng nó có bất kỳ nguyên nhân gì chúng ta có thể hiểu, hay bất cứ tác động gì có thể đo đếm được."[54]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phủ_nhận_biến_đổi_khí_hậu http://www.theage.com.au/news/opinion/climate-chan... http://ecoqua.ecologia.ufrgs.br/~lorloci/Koa/7%20D... http://www.cbc.ca/fifth/denialmachine/ http://www.cbc.ca/news/technology/story/2011/02/24... http://www.cbc.ca/world/story/2007/08/07/gore-exxo... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar5/syr/S... http://arstechnica.com/staff/2014/12/skeptics-deni... http://www.bloomberg.com/news/2011-08-22/climate-c... http://www.bloomberg.com/news/articles/2015-11-30/... http://www.boston.com/news/globe/editorial_opinion...